HƯỚNG DẪN TĂNG GIẢM ĐỘ SÁNG CHO ĐÈN CẢM ỨNG

 

Hiện nay có rất nhiều loại công tắc được sử dụng, có thể kể đến như: Công tắc ON/OFF, công tắc Dimmer (tăng giảm độ sáng), công tắc cảm ứng, ...

 

Dù đã xuất hiện khá phổ biến nhưng loại công tắc cảm ứng vẫn khiến cho nhiều người sử dụng cảm thấy băn khoăn bởi không biết phải làm sao để có thể sử dụng hết công năng của sản phẩm. 

Hãy cùng HUTA bỏ túi cách để tăng giảm độ sáng cho chiếc đèn sử dụng công tắc cảm ứng của bạn nhé !

1. Đối với đèn có nút bấm 

Có 2 loại sử dụng nút bấm: Đèn có 3 chế độ màu sáng và đèn chỉ có 1 màu sáng.

- Đối với đèn có 3 chế độ màu sáng bạn nhấp vào nút cảm ứng liên tục để thay đổi màu sáng (Sáng vàng - Trắng - Trung tính). 

Các màu sáng của đèn - Mẫu RESSEN

Để điều chỉnh mức sáng của loại đèn này bạn chỉ cần nhấp bật đèn sau đó giữ 3 - 5 giây để tăng/giảm sáng, bỏ tay ra và giữ 3-5 giây để điều chỉnh mức sáng theo chiều ngược lại. 

Nút cảm ứng của đèn - Mẫu RESSEN

- Đối với đèn chỉ có 1 màu sáng, bằng cách nhấp liên tục vào nút bấm cũng chính là cách tăng mức sáng theo từng nấc ( Sáng nhẹ - Sáng trung bình - Sáng mạnh).

Đèn 1 màu sáng - Mẫu AL1 

2. Đèn cảm ứng trên thân

Các loại đèn này không có nút công tắc trồi ra ở trên thân, hầu hết công tắc bật đèn nằm ở trên đầu của cây đèn, một số khác có thể cảm ứng toàn bộ đèn. 

Đèn cảm ứng trên thân - Mẫu RESDIA2

Cũng tương tự với loại ử dụng nút bấm, bạn nhấp liên tục vào cảm ứng bật để thay đổi màu sáng đèn, nhấn giữ 3 - 5 giây để tăng/giảm sáng và thả tay nhấn giữ nếu cần điều chỉnh mức sáng theo chiều ngược lại. 

Ánh sáng là một thứ ảnh hưởng không chỉ tới vẻ đẹp ngôi nhà bạn mà còn ảnh hưởng tới cả cảm xúc bên trong. Vậy nên tùy vào từng thời điểm, không gian sẽ cần những màu sáng cũng như mức ánh sáng phù hợp. 

Hi vọng rằng những chia sẻ dù đơn giản này nhưng cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về cây đèn mình đang sử dụng. 

 

 

Chúc bạn thành công !


Đã thêm vào giỏ hàng